Nếu bạn dùng một máy chủ có ít băng thông, hoặc chỉ đơn giản không muốn lưu trữ hình ảnh lên máy chủ của mình, bài viết này sẽ giới thiệu một số dịch vụ lưu trữ hình ảnh tốt nhất bạn có thể dùng như một CDN (Content Delivery Network) hình ảnh.
Ví dụ bạn có một trang truyện tranh, hoặc chia sẻ hình nền… Thì việc lưu trữ số lượng hình ảnh cực lớn lên máy chủ gốc là điều rất khó, ngoài sử dụng dịch vụ CDN thu phí, chúng ta có các giải pháp miễn phí sau.
1. Blogger (Google Photos)
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google (là Gmail) để tạo cho mình một Blog tại đây. Sau đó tải hình ảnh lên các bài viết và không cần phát hành chúng, hình ảnh của bạn đã sẵn sàng để sử dụng.
Ưu điểm
- Blogger sử dụng Google Photos nhưng không giới hạn dung lượng, không giới hạn băng thông.
- Tốc độ tải rất cao cả với người dùng ở Việt Nam và trên thế giới.
- Dễ sử dụng, có thể tải lên (và lấy) nhiều hình ảnh cùng một lúc.
Nhược điểm
- Hình ảnh có kích thước tối đa 3500px (có cách lấy ảnh to hơn).
- Blogger hiện tại bị một số nhà mạng Việt Nam chặn nên đôi lúc không truy cập được hoặc hiển thị hình ảnh (có cách xử lí ở phần sau).
- Nén hình ảnh làm giảm chất lượng khá nhiều cho nên không thể sử dụng cho trang Studio cần chất lượng hình ảnh cao.
Truy cập ở Việt Nam
Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng máy tính của bạn đang dùng DNS 8.8.8.8, Google từ khóa Đổi DNS nếu bạn chưa biết cách đổi.
Liên kết hình ảnh của Blogger sẽ có dạng:
<img src="https://4.bp.blogspot.com/-PK39-IVy6hA/WPrQTaq2gUI/AAAAAAABGDQ/-ZzNdXygDCEeR5tv2P3IrXj3H0CYCF35QCLcB/s320/tnch-124%2B%25281%2529.jpg">
Đôi lúc có thể xem được, nhưng đôi lúc lại không. Để chắc chắn, bạn sửa lại như sau:
<img src="https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&resize_h=0&rewriteMime=image/*&url=https://lh3.googleusercontent.com/-PK39-IVy6hA/WPrQTaq2gUI/AAAAAAABGDQ/-ZzNdXygDCEeR5tv2P3IrXj3H0CYCF35QCLcB/s0/tnch-124%2B%25281%2529.jpg">
Thêm Proxy ở trước, thay 4.bp.blogspot.com
(số đầu tiên có thể là 1, 2, 3 hoặc 4) thành lh3.googleusercontent.com
và thay s320
thành s0
để lấy kích thước gốc, hoặc thay thành s4000
nếu muốn lấy kích thước 4000px.
2. Imgur
Bạn có thể đăng ký hoặc không đăng ký vẫn có thể dùng dịch vụ của Imgur tại đây.
Ưu điểm
- Không giới hạn dung lượng, băng thông.
- Không nén hình ảnh.
- Dễ sử dụng, có thể tải lên (và lấy) nhiều hình ảnh cùng một lúc.
Nhược điểm
- Tốc độ tải trung bình.
- Mặc định không hiển thị bên ngoài trang Imgur (có cách xử lí ở phần sau).
- Thường xuyên thay đổi chính sách, không thể lường trước.
Hiển thị hình ảnh ngoài trang Imgur
Liên kết hình ảnh của Imgur sẽ có dạng:
<img src="https://i.imgur.com/9g4kzev.jpg">
Bạn cần thêm Proxy ở trước liên kết này:
<img src="https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&resize_h=0&rewriteMime=image/*&url=https://i.imgur.com/9g4kzev.jpg">
3. Flickr
Bạn có thể sử dụng tài khoản Yahoo! hoặc đăng ký tại đây để dùng dịch vụ của Flickr.
Ưu điểm
- Không nén hình ảnh.
- Có thể tải lên nhiều hình ảnh cùng lúc.
Nhược điểm
- Giới hạn 1000 hình, trên 1000 hình thu phí hàng năm.
- Tốc độ tải trung bình.
- Không thể lấy nhiều hình ảnh cùng lúc.
4. Imgbox
Bạn có thể đăng ký hoặc không đăng ký vẫn có thể dùng dịch vụ của Imgbox tại đây.
Ưu điểm
- Không giới hạn băng thông.
- Không nén hình ảnh.
- Dễ sử dụng, có thể tải lên (và lấy) nhiều hình ảnh cùng một lúc.
Nhược điểm
- Tốc độ tải trung bình.
- Giới hạn dung lượng 10 MB mỗi hình.
Chúc các bạn lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình!
Không có bình luận.